Mục Lục
- 1 Tường 10 là gì?
- 2 Cách xây tường 10
- 3 Ưu điểm của tường 10
- 4 Nhược điểm
- 5 Tường 20
- 6 Cách xây tường 20 đúng tiêu chuẩn
- 7 Ưu điểm của tường 20
- 8 Nhược điểm
- 9 Nên xây nhà tường 10 hay 20?
- 10 Bài viết liên quan
- 11 Thi Công Tủ Bếp Trọn Gói Tại Nam Định – Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Không Gian Bếp Của Bạn
- 12 Xây Nhà Trọn Gói Giá Rẻ Tại Nam Định: Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Mọi Gia Đình
- 13 Thiết Kế Nhà Ống 2 Tầng Tại Nam Định: Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Không Gian Sống Hiện Đại
- 14 Mẫu nhà ống 2 tầng đẹp tại Nam Định: Lựa chọn tối ưu cho gia đình Việt
- 15 Xây Nhà Trọn Gói Giá Rẻ Tại Nam Định – Giải Pháp Tiết Kiệm, Hiệu Quả Cho Mọi Gia Đình
- 16 Mẫu Nhà Ống 2 Tầng Đẹp Tại Nam Định – Xu Hướng Thiết Kế 2025
Báo giá xây nhà trọn gói tại nam định Xây nhà trọn gói tại nam định 2023. Dịch vụ xây nhà trọn gói tại nam định giá rẻ.Báo giá xây nhà trọn gói tại nam định giá rẻ. xây dựng cải tạo trọn gói nam định 0989.03.5152
Hiện nay có nhiều loại tường gạch khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là tường 10 và tường 20. Mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuỳ theo địa thế đất, đặc điểm khí hậu cũng như nhu cầu, khả năng tài chính mà gia chủ lựa chọn loại tường cho phù hợp.
Tường 10 là gì?
Tường 10 còn gọi là tường đơn, tường con kiến, có độ dày 110mm. Tường 10 được xây bằng một lớp gạch ống 4 lỗ có độ dày 80mm, tô trát tường mỗi bên 15mm nên có độ dày 110mm. Tường 10 được thi công có tác dụng như một tấm phên, đóng vai trò bao che, hình thành khung và tường ngăn chia không gian trong nhà nhằm tiết kiệm diện tích cho gia đình.
Vì chỉ xây một lớp gạch nên tiết kiệm thời gian thi công và chi phí vật liệu.
Cách xây tường 10
- Tường 10 khá mỏng, thực tế dày khoảng 110mm, kết hợp cả lớp vữa trát 2 bên có thể lên tới 130-140mm nên khi xây cần chú ý đến độ thẳng đứng của tường, tránh để bị nghiêng, lệch hay vặn.
- Với tường 10 không bao gồm trát, tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch như sau: Số lượng gạch từ 55-70 viên, xi măng khoảng 5kg, cát 0,02-0,04m3. Nếu trát sẽ cần khoảng 12kg xi măng.
- Cần chú ý đến độ dày của mạch đứng là 10mm, mạch nằm là 12mm, tránh để mạch quá dày hay quá mỏng sẽ làm xô lệch tường.
- Xây cách 4-5 hàng gạch, phải trải lớp lưới thép dọc tường để liên kết các viên gạch với nhau.
- Trước khi xây nên ngâm gạch trong nước để gạch không hút nước từ vữa, từ đó nâng cao độ bền kết cấu và tăng độ kết dính với tường.
- Với trường hợp tường bao trong nhà có khung bê tông hoặc cốt thép thì có thể sử dụng gạch rỗng nhưng tránh quay ngang để lỗ gạch hướng ra phía ngoài tường vì sau một thời gian sử dụng, khi lớp vữa giảm chất lượng sẽ làm nước ngấm vào lỗ rỗng gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Ưu điểm của tường 10
- Giúp tiết kiệm diện tích xây tường, từ đó tận dụng tối đa không gian cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ.
- Tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Tiết kiệm thời gian thi công.
- Khối lượng tải nhẹ.
Nhược điểm
- Khả năng chống nóng, cách âm thấp.
- Khả năng chịu tải trọng kém.
- Không an toàn, đặc biệt là nếu những nhà xung quanh đào móng thì nhà xây tường 10 dễ bị sập xệ, sụt lún.
- Dễ ngấm nước và nhanh xuống cấp.
Với những ưu điểm và hạn chế trên, tường 10 chỉ phù hợp với những ngôi nhà thấp tầng, khối lượng nhẹ, tường bao được các nhà khác che chắn xung quanh. Nếu xác định làm nhà cao tầng thì tường 10 không phù hợp. Nhà xây tường 10 cần tạo cột bê tông cốt thép kiên cố, chắc chắn để tải trọng dồn xuống cột, từ đó tăng độ kiên cố cho công trình.
Tường 20
Tường 20 hay còn gọi là tường đôi, tường 22, tường 2 gạch. Tường 20 có bề dày bằng bề dày 2 viên gạch (200mm, mỗi viên 100mm) cộng thêm bề dày mạch vữa liên kết ở giữa 2 lớp gạch (10mm) và 2 lớp vữa tô tường bên ngoài (5mm x 2 = 10mm). Tường 20 thường bị hiểu nhầm là tường chịu lực, tuy nhiên, theo kỹ thuật xây dựng thì tường có độ dày 330mm mới có khả năng chịu lực.
Tường 20 dầy gấp đôi tường 10 nên khả năng chống nóng, chống thấm và chống ồn tốt hơn tường 10.
Cách xây tường 20 đúng tiêu chuẩn
- Với tường 20 không bao gồm trát, tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch cụ thể như sau: Số lượng gạch sử dụng dao động từ 110-170 viên tuỳ loại gạch, lượng xi măng khoảng 10kg, lượng cát khoảng 0,04-0,08m3. Nếu trát, bạn sẽ cần khoảng 24kg xi măng.
- Khi xây tường đôi, cứ cách 4-5 hàng gạch dọc thì xây 1 hàng gạch ngang liên kết để chia đều tải trọng sang 2 bên và phân bố lại mạch xây.
- Hàng gạch dưới cùng luôn quay ngang.
Ưu điểm của tường 20
- Chống nóng, chống ồn, chống ẩm tốt, an ninh tốt hơn tường 10. Với không gian ở tầng 1 gần đường phố ồn ào, khu vực ẩm ướt nên xây tường 20 để chống ẩm, cách ồn tốt cho ngôi nhà.
- Với những khu vực không có nhà liền kề như ở quê hay các căn biệt thự, tường bao nên là tường 20 để cách nhiệt, chống ẩm và chống ồn tốt hơn.
Nhược điểm
- Thời gian thi công kéo dài, tốn kém vật liệu và nhân công.
- Nhược điểm lớn nhất của tường 20 là tốn diện tích.
Thứ nhất là khi xây tường bao quanh 20, diện tích sử dụng bị thu hẹp lại so với tường 10. Với những căn nhà phố liền kề thường có diện tích nhỏ nên tường ngăn với nhà kế bên chỉ nên xây tường 10 vì nhà kế bên cũng xây tường 10, vô hình trung tạo thành vách ngăn dày 20. Nếu cả 2 nhà cũng xây tường 20 sẽ mất một số diện tích đáng kể. Trong trường hợp xây tường ngăn với nhà kế bên là 20, khi sửa nhà, nếu bạn không biết nhà vốn được xây tường 20 thì rất có khả năng bị mất diện tích khi xin phép xây dựng hoặc sửa chữa nhà. Thông thường, các cán bộ đo đạc sẽ mặc định tường là tường 10 nên khi cấp phép xây dựng, tường 20 sẽ bị mất 10cm.
Nên xây nhà tường 10 hay 20?
Từ những ưu, nhược điểm của tường 10 và tường 20 như trên, việc quyết định xây nhà bằng tường 10 hay 20 còn tuỳ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan như địa thế đất, khí hậu, tình hình xây dựng ở khu vực xung quanh, nhu cầu và khả năng kinh tế của chủ nhà.
Nếu xây biệt thự, nhà riêng lẻ thì nên xây tường 20 để tối đa khả năng chống ẩm, chống nóng, chống ồn. Với nhà phố thì nên kết hợp cả 2 loại tường để vừa đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, vừa tiết kiệm chi phí. Các mảng tường hướng Tây nắng nóng, khu vực gần đường lớn thì không nên xây tường 10 mà chuyển sang tường 20 để chống nóng, chống ồn tốt hơn. Tường 10 nên sử dụng làm tường ngăn chia các khu vực chức năng trong nhà hoặc không gian bên trên để giảm bớt tải trọng xuống nền móng nhà, như vậy sẽ giảm được dầm sàn, từ đó giảm chi phí một cách hiệu quả.
Ngoài ra, với tường ở hướng thường xuyên bị mưa hắt nhiều, ở tầng trên thì vẫn có thể xây tường 10 với điều kiện phải tạo mái đưa, ô văng, ban công để cản bớt mưa. Tại vị trí sân thượng, không có lưới sắt bảo vệ thì cần xây tường 20 để đảm bảo an ninh. Trong trường hợp sử dụng loại bê tông tốt, cốt thép chắc chắn, xử lý chống thấm tốt thì vẫn có thể sử dụng tường 10 cho bất cứ vị trí nào.
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG TRỌN GÓI NHÀ MỚI
Trụ sở tại Nam Định : Số 100 Giải phóng – Phường Trường Thi – TP. Nam Định
Hotline: Mr. Tú : 0989.03.51.52
Facebook Fanpage: facebook.com/ThietKeNgoaiThatNoiThat/
# nguồn: Link bài viết gốc :http://thanhnienviet.vn/2022/06/20/nen-xay-tuo-ng-10-hay-tuo-ng-20-khi-la-m-nha
Xem thêm:
giá sửa chữa nhà | Báo giá xây nhà phần thô | Sửa chữa nhà trọn gói | công ty xây nhà trọn gói | công ty sửa nhà Nam Định | công ty sửa nhà Hải Hậu | công ty sửa nhà Ý YÊN | công ty sửa nhà Vụ Bản | công ty sửa nhà Xuân Trường | công ty sửa nhà Xuân Thuỷ | công ty sửa nhà Nghĩa Hưng | công ty sửa nhà Nam Ninh | công ty sửa nhà Hà Nam | công ty sửa nhà Thái Bình | công ty sửa nhà Nam Trực | công ty sửa nhà Nam Vân | công ty sửa nhà Thị trấn gôi | công ty sửa nhà thành phố nam định | công ty sửa nhà tại Nam Giang | công ty sửa nhà phường hạ long | công ty sửa nhà xã nam phong | công ty sửa nhà xã nam vân | công ty sửa nhà xã lộc an | công ty phá dỡ công trình | Xem tuổi sửa nhà | Thi công trần thạch cao tại TP Nam Định | Dịch vụ chống thấm dột tại TP.Nam Định | Dịch vụ sơn nhà | Xây nhà trọ giá rẻ | Sửa chữa văn phòng tại Nam Định | Dịch vụ nâng nền | công ty sửa nhà tại cổ lễ | công ty sửa nhà liễu đề